NHỮNG XU HƯỚNG TÀI CHÍNH VỪA BIẾN MẤT, NHÀ ĐẦU TƯ NÊN BIẾT NẾU KHÔNG MUỐN MẤT TIỀN
Cuối năm 2022, nhà đầu tư đã có một năm đầy khó khăn. Lạm phát và thất nghiệp lan rộng khiến cho nhiều xu hướng tài chính bị đảo ngược. Theo tạp chí Economist thì hiện đã có 5 xu hướng biến mất hoàn toàn khỏi thị trường tài chính thế giới. Nó sẽ mang đến những tác động lâu dài trên toàn thế giới. Hãy cùng ZenOne điểm qua những xu hướng đã mất này nhé!
Thời kỳ tiền rẻ chấm dứt
Trong tương lai, khi các nhà nghiên cứu về lịch sử hệ thống tài chính nhìn lại những năm 2010, chắc hẳn họ sẽ tự hỏi tại sao mọi người lại nghĩ rằng lãi suất có thể ở mức gần 0 mãi mãi. Kể cả đến năm ngoái, một số quỹ đầu tư uy tín vẫn đưa ra các báo cáo nhận định lãi suất sẽ tiếp tục ở mức siêu thấp.
Chi phí đi vay đã liên tục giảm xuống trong nhiều thập kỷ, kết hợp với khủng hoảng tài chính toàn cầu và đại dịch Covid-19 đã khiến nhiều người đi đến kết luận như vậy.
Tuy nhiên, bước sang năm 2022, lạm phát dai dẳng đã khiến câu chuyện thay đổi. Cục dự trữ liên bang Mỹ đang ở trong chu kỳ thắt chặt chính sách tiền tệ mạnh mẽ nhất kể từ những năm 1980. Mục tiêu lãi suất liên bang đã tăng tới 4 điểm phần trăm, lên 4,25 – 4,5%. Các NHTW trên toàn thế giới cũng theo chân Fed. Điều này không chỉ ảnh hưởng giới Ngân hàng của Mỹ mà giới ngân hàng toàn thế giới cũng đồng loạt tăng theo.
Thị trường dự báo lãi suất sẽ ngừng tăng vào năm 2023, đạt đỉnh trong khoảng 4,5 – 5% ở Anh và Mỹ, 3 – 3,5% ở Eurozone. Tuy nhiên niềm hi vọng đã bị dập tắt khi các quan chức Fed trong cuộc họp mới nhất dự báo đến cuối năm 2023 lãi suất sẽ ở trên 5%. Rõ ràng là kỷ nguyên tiền rẻ đã đi đến hồi kết.
Dòng vốn bốc hơi
Chính sách nới lỏng định lượng của các ngân hàng trung ương (vốn ra đời trong khủng hoảng tài chính để giải cứu thị trường) tiếp tục phình to lên mức chưa từng có từ trong đại dịch.
Hiện tại tổng cộng NHTW các nước gồm Mỹ, Anh, Eurozone và Nhật Bản đã bơm hơn 11.000 tỷ USD vào nền kinh tế. Với nguồn cung quá lớn như thế, lãi suất trái phiếu liên tục xuống đáy.
Điều này khiến các nhà đầu tư đổ xô tìm kiếm các tài sản có lợi suất cao hơn và do đó tìm đến góc khuất mang tính đầu cơ trên thị trường, khiến những loại tài sản này bùng nổ.
Trong năm 2021, các doanh nghiệp Mỹ đã phát hành 486 tỷ USD trái phiếu rác và đến 2022, tỷ lệ này đã giảm 75%. Hơn nữa, thanh khoản của thị trường sụt giảm nghiêm trọng. Trong năm 2021, tổng số tiền huy động là 655 tỷ USD trên toàn cầu, các hoạt động IPO gần như đóng băng. Giá trị các thương vụ M&A cũng giảm mạnh. Đây là mức giảm sâu nhất của Mỹ tính từ năm 1990.
Cổ phiếu giá trị đánh bại cổ phiếu tăng trưởng
Năm vừa qua là thời kỳ đáng quên đối với các nhà đầu tư giá trị vốn luôn kiếm tiền những cổ phiếu ở mức giá rẻ mạt so với tiềm năng thực sự của chúng. Lãi suất thấp và cuộc đua tìm kiếm lợi suất khiến cách tiếp cận thận trọng trở nên không được ưa chuộng.
Nhà đầu tư hiện đại gần đây có xu hướng thích các cổ phiếu tăng trưởng có mức giá cao tới vô lý nếu so với lợi nhuận ở thời điểm hiện tại. Từ tháng 3/2009 đến cuối năm 2021, chỉ số cổ phiếu tăng trưởng do MSCI thống kê đã tăng trưởng gấp đôi so với nhóm cổ phiếu giá trị.
2022, lãi suất tăng là cú đánh chí mạng khiến tình thế đảo ngược. Khi lãi suất là 1%, để có 100 USD trong 10 năm nữa, bạn phải gửi tiết kiệm 91 USD từ bây giờ.
Nhưng với lãi suất 5%, bạn chỉ cần gửi 61 USD. Thời kỳ tiền rẻ chấm dứt khiến tầm nhìn của nhà đầu tư thu hẹp lại và muốn thu được lợi nhuận càng sớm càng tốt.
Vỡ bong bóng tiền số (một lần nữa)
Thị trường tiền số có một phen lao đao trước sự sụp đổ của gã khổng lồ FTX. Làn sóng này khiến cho nhiều người đồng loạt quay lưng lại với tiền điện tử. Nhiều người cho rằng, kỷ nguyên này sẽ sớm kết thúc.
Hiện tại 8 tỷ USD tiền gửi của khách hàng không được thanh khoản và có nguy cơ cao là họ sẽ mất hoàn toàn số tiền này. Giới chức Mỹ gọi đây là vụ lừa đảo khổng lồ, còn Sam đã bị bắt và có thể bị buộc tội hình sự và phải chịu án chung thân.
Sự sụp đổ của FTX cũng đánh dấu bong bóng tiền số mới nhất vỡ tung. Ở đỉnh cao năm 2021, giá trị vốn hóa của thị trường này lên tới gần 3.000 tỷ đô, so với mức gần 800 tỷ đô ở thời điểm đầu năm.
Cái chết của thị trường con bò (thị trường đi lên)
Thị trường con bò không ‘chết’ vì tuổi cao mà đã kết thúc dưới bàn tay của các NHTW. “Con bò” của năm 2022 dù là lâu nhất trong lịch sử nhưng cũng không phải là ngoại lệ. Từ hậu khủng hoảng tài chính 2009 đến khi lập đỉnh vào cuối năm 2021, chỉ số S&P 500 đã tăng 600%.
Trong suốt quãng đường ấy, những đợt điều chỉnh dù mạnh nhưng đều kết thúc chóng vánh.
Sự sụp đổ của năm nay kéo dài không dứt. Chỉ số S&P 500 đã giảm một phần tư, chạm đáy vào giữa tháng 10 và đến nay vẫn giảm 20%. Các chỉ số cổ phiếu toàn cầu của MSCI giảm 20%.
Cổ phiếu không phải là loại tài sản duy nhất lao dốc. Giá cổ phiếu giảm một phần là do lãi suất tăng, làm tăng lãi suất trái phiếu và làm cho các tài sản rủi ro kém hấp dẫn hơn.
Theo dữ liệu từ các nguồn uy tín, trái phiếu toàn cầu, Mỹ, châu Âu và thị trường mới nổi đã giảm lần lượt 16%, 12%, 18% và 15%. Các nhà đầu tư hiện tại đã chắc chắn rằng thị trường bò với tất cả mọi thứ đã chấm dứt.
Tuy nhiên, lãi suất ZenOne vẫn không đổi!
Khi thị trường chứng khoán, tiền điện tử đang trong thời kỳ “đen tối” thì ZenOne là kênh đầu tư an toàn và sinh lời tiềm năng nhất.
Các tài sản đầu tư tại ZenOne đều thuộc sở hữu của công ty mẹ ZenGroup, minh bạch về pháp lý, rõ ràng. Các thông tin đều được cập nhật trên web và ứng dụng giúp nhà đầu tư có thể dễ dàng tham gia và theo dõi.
Bên cạnh đó, ZenOne cũng có mức lợi nhuận hấp dẫn lên đến 24%, cùng nhiều mô hình đầu tư đa dạng. ZenOne luôn cố gắng đi đầu trong việc tạo ra cơ hội cho Khách hàng có lượng vốn không lớn nhưng vẫn muốn tham gia đầu tư vào thị trường bất động sản sôi động.
Trong tương lai, ZenOne mong muốn trở thành Unicorn công nghệ tại Việt Nam và xây dựng cộng đồng vững mạnh phục vụ cho 10 triệu người dùng và nằm trong Top những ứng dụng Fintech và Proptech hàng đầu Việt Nam.
Tham khảo thông tin chi tiết về ZenOne:
Website: zenone.com.vn
Email:cskh@zenone.com.vn.
Hotline: 19003448.