Tín dụng đen là gì và tác hại ra sao?
Tín dụng đen là hình thức cho vay trái phép khá phổ biến hiện nay. Vậy tín dụng đen là gì, tại sao hoạt động tài chính này lại bị cấm tại Việt Nam? Tín dụng đen mang lại những tác hại tiêu cực thế nào với người vay cũng như xã hội?
Tín dụng đen là gì?
Định nghĩa
Tín dụng đen là một hình thức cho vay tín dụng với lãi suất rất cao (hay nói cách khác là cho vay nặng lãi) từ các cá nhân hoặc tổ chức không có giấy phép kinh doanh hoạt động cho vay.
Tín dụng đen là hình thức cho vay lãi không được pháp luật Việt Nam công nhận. Vì ở Việt Nam, chỉ các tổ chức tín dụng, ngân hàng mới được cấp phép hoạt động cho vay.
Đặc điểm
Tín dụng đen có một số đặc điểm chính như sau:
- Lãi suất tín dụng đen là rất cao.
- Hoạt động cho vay tín dụng đen là hoạt động không được nhà nước cho phép.
- Thủ tục vay tín dụng đen vô cùng đơn giản.
- Vay tín dụng đen không cần tài sản thế chấp.
- Thời gian giải ngân nhanh chóng.
- Là hoạt động cho vay ngắn hạn và thanh toán theo phương thức trả góp.
Tác hại của tín dụng đen
Chính vì có rất nhiều tác hại và nguy cơ tiềm ẩn trong lĩnh vực tín dụng đen. Do vậy, không phải tự nhiên mà tín dụng đen bị cấm tại nước ta. Vay tín dụng đen có thể dẫn đến một số tác động tiêu cực.
Lãi suất vay tín dụng dụng đen cực kì cao
Đối tượng khách hàng chính của tín dụng đen là các cá nhân, tổ chức không có tài sản và đang gặp khó khăn trong việc vay vốn tại các ngân hàng thương mại. Có thể do họ đã nợ quá nhiều hoặc bị phá sản, do vậy mà lâm vào bước đường cùng. Khi đó, họ đã tìm đến các tổ chức tín dụng đen để vay vốn với mức lãi suất “cắt cổ”.
Thông thường, tổ chức cho vay tín dụng đen là tổ chức hoạt động trái phép, nâng lãi suất cao khiến người vay không trả nổi. Với cách tính lãi tín dụng đen của các tổ chức này, dần dần, cả vốn lẫn lãi đều tăng rất nhanh, khiến người vay mất khả năng trả nợ.
Vay tín dụng đen mang lại rất nhiều rủi ro
Vay tín dụng đen thông thường không cần tài sản thế chấp. Đồng thời, với mức lãi suất quá cao như vậy sẽ khiến cho người vay không trả được. Khi đó, việc tranh chấp ra tòa sẽ vô cùng phức tạp bởi bên cho vay là tổ chức trái phép và người vay có thể không được pháp luật bảo vệ.
Chính những điều này, có thể tổ chức tín dụng đen sẽ gây sức ép lên người vay bằng bạo lực, đe dọa. Cách làm tín dụng đen như vậy không chỉ gây rủi ro về tài chính mà còn gây ra rất nhiều vấn đề cho an toàn của người vay cũng như xã hội.
Như vậy, tín dụng đen tiềm ẩn nhiều rủi ro khôn lường cho người vay vốn cũng như xã hội. Do đó, dù khó khăn thế nào, bạn cũng không nên dính vào đường dây tín dụng đen.
Lãi suất cho vay tín dụng hợp pháp
Thực tế để nói, các tổ chức tín dụng đen bị cấm tại Việt Nam là bởi vì lãi suất quá cao cũng như các tổ chức này không có đủ điều kiện để cho vay vốn.
Do vậy, nếu muốn hoạt động hợp pháp, cần tuân thủ luật tín dụng đen và các điều luật về cho vay theo Pháp luật hiện hành.
Hiện nay, các tổ chức, cá nhân cho vay áp dụng nhiều mức lãi suất cho vay khác nhau. Lãi suất cho vay hợp pháp trong giao dịch dân sự được quy định tại Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015, như sau:
- Lãi suất vay do các bên thỏa thuận:
- Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định nêu trên tại thời điểm trả nợ.
Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác.
Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.
Đồng thời Điều 91 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 cũng quy định về lãi suất cho vay như sau:
- Tổ chức tín dụng được quyền ấn định và phải niêm yết công khai mức lãi suất huy động vốn, mức phí cung ứng dịch vụ trong hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng.
- Tổ chức tín dụng và khách hàng có quyền thỏa thuận về lãi suất, phí cấp tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật.
- Trong trường hợp hoạt động ngân hàng có diễn biến bất thường, để bảo đảm an toàn của hệ thống tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước có quyền quy định cơ chế xác định phí, lãi suất trong hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng.
Vay thế chấp và tín dụng đen vẫn mang nhiều rủi ro cho người đi vay. Vì thế nên có kiến thức và trình độ nhất định. Bằng không, tuyệt đối không nên dính vào loại hình này.