ZenOne
burger
ZenOne

Tiền ít đầu tư vào đâu để đạt 8%-12%/năm?

788 ngày trước
Tiền ít đầu tư vào đâu để đạt 8%-12%/năm?

Tiền ít đầu tư vào đâu để đạt 8%-12%/năm?

Ngày nay, hình thức gửi tiết kiệm ngân hàng không còn được nhiều người ưa chuộng như ngày trước nữa. Nếu bạn có ít tiền, nhưng vẫn muốn “tiền đẻ ra tiền” thì chắc bạn đang phân vân không biết đầu tư vào đâu? Hãy cùng ZenOne tìm hiểu ngay nhé!

Tiền ít nên đầu tư vào đâu?

Bạn chỉ có ít tiền nhàn rỗi, vốn vừa phải nhưng đang băn khoăn không biết nên làm gì, nên đầu tư vào đâu để mang lại nhiều giá trị tài sản nhất? 

Vậy thì “Tiền ít đầu tư đâu?” Trong thời điểm tình hình kinh tế thị trường bất ổn như hiện nay thì điều này càng khiến nhiều người quan tâm.

“Mùa này, nhà nước điều tiết giảm lãi suất ngân hàng để kích thích kinh tế. Lãi suất tiết kiệm/ tiền gửi của ngân hàng lớn/uy tín chỉ ở dưới mức 6%/năm. Vàng thì quá rủi ro. Bất động sản thì cần số tiền lớn, và cũng cần hiểu biết. Chứng khoán, nếu đầu tư dài hạn vào cổ phiếu tốt, thì là kênh đầu tư cực tốt, nhưng phải cần kiến thức vững vàng. (Không hiểu biết thì đừng đầu tư chứng khoán theo người khác bàn, theo hên xui may rủi, và đặc biệt là đừng lướt sóng)” – chuyên gia tài chính Lâm Minh Chánh chia sẻ.

tien-it-dau-tu-o-dau

“Mùa này, nếu tiền ít, thì đầu tư ở đâu để tiền sinh ra tiền mà rủi ro không quá cao?”

Để tiền đầu tư có thể mang lợi nhuận  từ 8% đến 12%/năm, bạn có thể đầu tư vào những kênh sau đây.

Đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, cổ phần Startup

Để kinh doanh, các doanh nghiệp cần có 2 nguồn vốn. Nguồn vốn thứ nhất là Vốn chủ sở hữu, do các cộng đồng góp vốn (nếu công ty chưa lên sàn chứng khoán), hoặc mua cổ phiếu (nếu công ty đã niêm yết trên sàn chứng khoán). 

Nguồn vốn thứ hai là vốn vay do các doanh nghiệp vay từ ngân hàng, các tổ chức tín dụng, hoặc/và phát hành trái phiếu để vay từ những cá nhân, tổ chức mua trái phiếu.

Như vậy khi mua cổ phần Startup, công ty đó sẽ quy đổi thành trái phiếu của 1 doanh nghiệp thì bạn là chủ nợ của doanh nghiệp đó. Doanh nghiệp có trách nhiệm trả cho bạn tiền lãi và tiền gốc mua trái phiếu.

Đối với trái phiếu thì “rủi ro không đạt tỷ suất lợi nhuận” là hầu như bằng không, vì doanh nghiệp phải trả đúng lãi suất của trái phiếu. Trong khi đó “rủi ro mất hẳn vốn” là hiện hữu. Rủi ro này sẽ rất thấp khi chúng ta mua trái phiếu của doanh nghiệp bền vững, và sẽ cao khi chúng ta mua trái phiếu của doanh nghiệp kinh doanh không tốt, tài chính không vững mạnh.

Vì thế chúng ta chỉ mua trái phiếu của doanh nghiệp uy tín, kinh doanh tốt, tài chính vững vàng. Nói chung là doanh nghiệp không có khả năng “phá sản” trong thời gian chúng ta giữ trái phiếu của họ. Để giảm rủi ro, các bạn tham khảo chỉ nên mua trái phiếu của các doanh nghiệp:

  • Đã niêm yết trên sàn, tức là đã được xác nhận kinh doanh tốt, và liên tục được sở chứng khoán, ủy ban chứng khoán, công chúng “soi”.

  • Có Chủ tịch HĐQT, Ban quản trị là những người uy tín, không có điều tiếng gì về hành vi đạo đức kinh doanh (check Google).

  • Có năng lực cạnh tranh kinh doanh tốt. Bạn phải hiểu biết sơ bộ về ngành mà doanh nghiệp đó kinh doanh, để yên tâm rằng doanh nghiệp đó đang kinh doanh hiệu quả.

  • Tài chính vững vàng. Các bạn lên Cafef search tên doanh nghiệp, và xem các con số sau: Doanh số, lợi nhuận trong 4 năm quá (2016-2019): tăng trường hoặc ổn định. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROE của 4 năm nên lớn 10%, Tỷ lệ nợ trên tài sản (DAR) không quá 80%.

Đáp ứng được những điều kiện đó thì bạn có thể mua thời hạn 1 năm.

Lưu ý

Khi mua trên 1 năm, thì hàng năm khi nhận tiền lãi từ doanh nghiệp, bạn nên tiếp tục đầu tư tiền lãi đó. Nếu bạn tiêu dùng, hoặc cất đi mà không đầu tư tiền lãi đó, thì xem như bạn đã bỏ đi hiệu quả thần kỳ của lãi suất kép. 

Tiền của bạn sẽ không sinh ra nhanh được. Bạn nên nhớ rằng, trong thời gian tích lũy đầu tư, tất cả tiền bạn tiết kiệm được và tiền lãi sinh ra phải đang được đầu tư để luôn sinh ra tiền.

Nói chung, để đánh giá và tìm ra được một doanh nghiệp đạt được các điều kiện trên bạn cần nghiên cứu và có kiến thức nhất định. Việc này đòi hỏi bạn phải bỏ thời gian, công sức ra. Với tình hình dịch bệnh kinh tế bất ổn như hiện nay thì càng cần tìm hiểu thật kỹ, tránh mất công, mất tiền oan. 

Chứng chỉ quỹ đầu tư mở

Các công ty quản lý quỹ đầu tư do Ủy ban chứng khoán VN cấp giấy phép, và giám sát, được phép tạo quỹ để huy động vốn từ cá nhân và đem đi đầu tư. Quỹ có hai loại: quỹ đóng và quỹ mở. Ở đây tôi đang nói về quỹ mở.

Ví dụ công ty quản lý quỹ C tạo ra quỹ mở D, mệnh giá là 10.000 đồng. Có 10 triệu chứng chỉ quỹ được phát hành. Tức là quỹ huy động được 100 tỷ. Quỹ mua cổ phiếu, trái phiếu theo tiêu chí, chiến lược riêng biệt của mình. 

Và việc lên gia xuống giá của các cổ phiếu, trái phiếu mà quỹ đã mua sẽ tạo ra giá trị của quỹ theo từng thời điểm. Giá trị này gọi là Giá trị tài sản ròng (NAV). 

Ví dụ giả sử vào thời điểm nào quỹ mở D có giá trị tài sản ròng là 120 tỷ. Khi đó mỗi chứng chỉ quỹ sẽ có giá trị tài sản ròng (NAV) là 120 tỷ/1 triệu chứng chỉ quỹ = 12.000 VNĐ/1 CCQ. 

Bất cứ người nào đang sở hữu chứng chỉ quỹ D đều có thể bán lại chứng chỉ D này lại cho công ty quản lý quỹ với giá bằng với giá trị tài sản ròng của chứng chỉ quỹ. Với cơ chế này, quỹ mở có tính thanh khoản cao.

Có nên đầu tư chứng chỉ quỹ

Hiện tại trên thị trường có khá nhiều chứng chỉ quỹ mở, ví dụ như chứng chỉ VCBF-TBF, VCBF-FIF, của công ty Quản lý Quỹ Đầu tư Chứng khoán Vietcombank, Chứng chỉ VFMVF1 của công ty VFM; Chứng chỉ SSIBF, SSI-SCA của công ty SSI,…

Mỗi quỹ có 1 cách đầu tư khác nhau, và đạt tỷ suất lợi nhuận năm khác nhau. Tuy vậy, vì trình độ chuyên môn cao của các công ty quản lý quỹ, và vì sự an toàn của công chúng, đa số các chứng chỉ quỹ này có tỷ suất lợi nhuận Trung bình ở mức cao “chấp nhận” được: 8%-12%/năm. 

“Trung bình” nghĩa là TSLN năm thấp năm cao, chứ kg đều đặn như trái phiếu.

Nếu bạn nắm phương pháp đầu tư dài hạn thì bạn có thể tự đầu tư. Nhưng nếu bạn không hiểu sâu về cổ phiếu thì việc đầu tư vào các chứng chỉ quỹ này giúp tiền các bạn sinh sôi nảy nở ở mức 8%-12%/năm. 

Rủi ro không cao vì quỹ được quản lý bởi các quỹ đầu tư có uy tín và chuyên môn. Nhưng có một chút bất lợi với những người ít tiền là những quỹ mở này là mỗi lần đầu tư cần phải bỏ ra số tiền từ vài triệu đồng trở lên. 

Như vậy với những người chưa thể bỏ ra vài triệu cho mỗi lần đầu tư thì khả năng được tiếp cận rất thấp. 

Tích lũy – Đầu tư ZenOne

Trong trường hợp tiền của bạn ít, thì có thể chưa đạt được điều kiện của các quỹ, khi đó bạn hãy đầu tư thông qua ZenOne. Công ty ZenOne là công ty đầu tư , số hóa BĐS và cổ phần công ty Startup. Khi đó bất cứ cá nhân, thông qua ZenOne đều có thể mua BĐS và cổ phần công ty Startup chỉ với số tiền từ 1.000.000 VND.

Đặc biệt, nhà đầu tư được tự lựa các gói đầu tư phù hợp với khẩu vị rủi ro của bản thân và vì thế sinh sôi tiền của mình. Bạn có thể hoàn toàn yên tâm vì các dự án BĐS đều thuộc quyền sở hữu 100% của ZenOne, công ty chủ quản của Tập đoàn ZenGroup.

Đồng thời, ZenOne cũng khuyến khích đầu tư dài hạn để đem lại lợi ích lớn nhất. Nhưng nếu không muốn đầu tư tiếp (do thị trường lên xuống mạnh) bạn có thể lựa chọn Chuyển nhượng đầu tư. Thao tác chuyển đổi được tích hợp ngay trên ứng dụng rất tiện lợi và nhanh chóng.




ZenOne là ứng dụng đầu tư thông minh ứng dụng công nghệ hàng đầu Việt Nam cho đầu tư BĐS – tích lũy vừa và nhỏ. Với các sản phẩm tài chính cá nhân đa dạng và đột phá trên nền tảng số, sự minh bạch về BĐS và nền tảng công nghệ mạnh, ZenOne giúp người dùng đầu tư linh hoạt từ nguồn vốn nhỏ lẻ để tạo dựng tài sản và bảo vệ tương lai.

ZenOne là ứng dụng đầu tư vượt trội với số vốn vừa và nhỏ.


Tags: Đầu tư ít vốn
Để lại bình luận của bạn
line