TẮC NGHẼN CỦA THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN SẼ ĐƯỢC THÁO GỠ TỪNG BƯỚC
Vấn đề tắc nghẽn về pháp lý, mất cân đối về cơ cấu sản phẩm, thị trường chưa minh bạch, niềm tin của nhà đầu tư lẫn khách hàng sụt giảm, nguồn vốn hạn chế… Đó là hàng loạt khó khăn, thách thức mà thị trường bất động sản đang phải đối mặt. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, những “điểm nghẽn” này sẽ từng bước được tháo gỡ trong năm 2023…
Những tín hiệu tích cực từ Nhà nước
Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định 1435/QĐ-TTg thành lập tổ công tác nhằm tháo gỡ khó khăn cho các dự án bất động sản. Tiếp đó, Chính phủ ban hành Công điện 1164/TTg đôn đốc việc thực hiện Quyết định 1435. Trong đó, yêu cầu các bộ, ngành liên quan quyết liệt tháo gỡ khó khăn, bao gồm những bất cập, chồng chéo về thủ tục pháp lý, tháo gỡ “nút thắt” về nguồn vốn tín dụng, phát hành trái phiếu...
Với những động thái trên nhiều chuyên gia nhận định rằng tín dụng năm 2023 sẽ dồi dào hơn. Nguyên nhân bởi quyết định nới hạn mức tín dụng cho các ngân hàng thương mại từ 1,5-2% để tạo đà cho doanh nghiệp vận hành trong năm 2023.
Chính việc nới room sẽ góp phần tháo gỡ vướng mắc liên quan đến vốn của thị trường thời gian qua.
Ngoài ra, nhiều nguồn tiền từ thị trường chứng khoán đang có xu hướng tăng trở lại. Bên cạnh đó, thị trường trái phiếu dần phục hồi tiếp tục là kênh dẫn vốn quan trọng cho nền kinh tế và thị trường bất động sản.
Một số chuyên gia khác cho biết thêm, vừa qua Bộ Tài chính đã trình Chính phủ giải pháp “cứu” thị trường trái phiếu. Số liệu từ Bộ Tài chính cho biết tổ chức tín dụng là nhóm phát hành trái phiếu doanh nghiệp lớn nhất, chiếm 41,34% tổng khối lượng phát hành; các doanh nghiệp bất động sản, xây dựng chiếm lần lượt 28,87% và 7,8%.
Căn cứ vào tình hình thực tế, Bộ Tài chính đề xuất lùi một năm thực hiện quy định về nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, xếp hạng tín nhiệm với nhà phát hành... nhằm vực dậy thị trường trái phiếu.
Đề xuất này được đánh giá sẽ tác động tích cực lên thị trường bất động sản, bởi các doanh nghiệp bất động sản lớn trên thị trường đều có khối lượng phát hành trái phiếu không hề nhỏ. Đây chắc chắn là một yếu tố tác động đến nguồn vốn vào thị trường bất động sản thời gian tới.
Liên quan đến vấn đề vốn, các chuyên gia nhấn mạnh, ở bất kỳ một thị trường thương mại nào, kể cả thị trường bất động sản, nguồn vốn luôn đóng vai trò thiết yếu. Vốn hết sức quan trọng đối với doanh nghiệp bất động sản, là điều kiện quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, giúp nâng cao năng lực cạnh tranh, đồng thời là căn cứ để xác lập địa vị pháp lý của doanh nghiệp, đảm bảo cho sản xuất kinh doanh theo mục tiêu đã định; tiềm lực kinh tế, yếu tố then chốt ảnh hưởng đến hoạt động mở rộng phạm vi kinh doanh…
Vốn của doanh nghiệp được ví như “mạch máu” và thị trường bất động sản không ngoại lệ, bởi đây là ngành cần nguồn vốn lớn. Thị trường bất động sản sẽ “bất động” nếu thiếu dòng vốn. Vì thực tế để thực hiện dự án, đảm bảo nguồn cung bất động sản đưa ra thị trường, góp phần tăng trưởng kinh tế, các doanh nghiệp bất động sản cần vốn rất lớn và được huy động từ nhiều kênh để đảm bảo có dòng tiền bền vững.
Do đó, tín hiệu tích cực về nguồn vốn với thị trường bất động sản sau thời gian gặp khó khăn mang ý nghĩa quan trọng.
Tạo niềm tin khi giao dịch
Hiện tại,vẫn còn rất nhiều băn khoăn xoay quanh vấn đề chính sách, nới room, trái phiếu, chứng khoán, trước hết sẽ quyết định niềm tin. Đây là vấn đề không được đề cập nhiều nhưng nguy cơ khủng hoảng niềm tin và khủng hoảng tâm lý là có thật.
Những tín hiệu tích cực giúp tạo hiệu ứng tâm lý hồ hởi, phấn khởi, mà lúc này tâm lý rất quan trọng. Hiệu ứng đưa ra đúng thời điểm chắc chắc đem lại tác dụng tích cực và Chính phủ đã làm được.
Tuy nhiên, ngoài sự cố gắng của Chính phủ, doanh nghiệp phải đồng lòng kiên trì chờ đợi. Chúng ta đang khó khăn và còn khó khăn nhưng triển vọng sẽ giải quyết được.
Đồng thời, lĩnh vực ngân hàng, trái phiếu, bất động sản liên tiếp đón nhận những chỉ đạo quyết liệt, thể hiện Chính phủ hết sức quan tâm tìm cách tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản.
Đặc biệt, quyết định nới room tín dụng khiến doanh nghiệp bất động sản vô cùng phấn khởi và kỳ vọng vào giai đoạn khởi sắc sắp tới của thị trường.
Hiện nay, thị trường bất động sản, doanh nghiệp bất động sản không đề nghị “giải cứu” mà chỉ mong Nhà nước hỗ trợ thông qua cơ chế chính sách, pháp luật; tạo điều kiện để thị trường điều chỉnh, tự điều tiết.
Đầu tư ZenOne trong lúc thị trường đang gỡ khó
Khi thị trường BĐS đang trong thời kỳ “đen tối” thì ZenOne là kênh đầu tư an toàn và sinh lời tiềm năng nhất.
Các tài sản đầu tư tại ZenOne đều thuộc sở hữu của công ty mẹ ZenGroup, minh bạch về pháp lý, rõ ràng. Các thông tin đều được cập nhật trên web và ứng dụng giúp nhà đầu tư có thể dễ dàng tham gia và theo dõi.
Bên cạnh đó, ZenOne cũng có mức lợi nhuận hấp dẫn lên đến 24%, cùng nhiều mô hình đầu tư đa dạng. ZenOne luôn cố gắng đi đầu trong việc tạo ra cơ hội cho Khách hàng có lượng vốn không lớn nhưng vẫn muốn tham gia đầu tư vào thị trường bất động sản sôi động.
Trong tương lai, ZenOne mong muốn trở thành Unicorn công nghệ tại Việt Nam và xây dựng cộng đồng vững mạnh phục vụ cho 10 triệu người dùng và nằm trong Top những ứng dụng Fintech và Proptech hàng đầu Việt Nam.
Tham khảo thông tin chi tiết về ZenOne:
Website: zenone.com.vn
Email:cskh@zenone.com.vn.
Hotline: 19003448.
Nội dung bài viết được đăng tải trên Tạp chí Kinh tế Việt Nam số 2 phát hành ngày 09-01-2023.