ZenOne
burger
ZenOne

TRÁI PHIẾU LÀ GÌ? PHÂN BIỆT TRÁI PHIẾU VÀ CỔ PHIẾU

445 ngày trước
TRÁI PHIẾU LÀ GÌ? PHÂN BIỆT TRÁI PHIẾU VÀ CỔ PHIẾU


Trái phiếu đang là một trong những dạng đầu tư chứng khoán được rất nhiều người quan tâm. Trong thời gian gần đây, các doanh nghiệp liên tục phát hành trái phiếu thu hút người dân tham gia thì nhiều chuyên gia lại đưa ra những cảnh báo về rủi ro. Vậy thực chất, trái phiếu là gì, hôm nay hãy cùng ZenOne tìm hiểu nhé!

Trái phiếu là gì?

Trái phiếu là một dạng chứng khoán quy định nghĩa vụ của công ty hoặc Chính phủ phát hành (người vay tiền) phải trả cho người nắm giữ trái phiếu (người cho vay) một khoản tiền xác định.


Thông thường, các dạng trái phiếu sẽ có kỳ hạn từ 01 năm trở lên, và có ngày hết hạn cụ thể. Tùy vào từng loại trái phiếu mà công ty phát hành sẽ có những kỳ hạn hoàn tiền khác nhau. Tất cả các quy định, điều kiện, điều khoản sẽ được xác định tại phương án phát hành trái phiếu.


Mệnh giá của trái phiếu được chào bán ra công chúng là 100 nghìn đồng và bội số của 100 nghìn đồng. Khi đến điểm trái phiếu đáo hạn, phía người vay phải hoàn trả lợi tức và khoản tiền mệnh giá trái phiếu cho người mua.


Trên thực tế, trái phiếu có hình thức giống với những chứng khoán nợ, vì vây, khi các công ty gặp phải các vấn đề như phá sản, giải thể, người nắm giữ trái phiếu sẽ được ưu tiên thanh toán trước những người nắm giữ cổ phiếu của công ty. Tuy nhiên, người nắm giữ trái phiếu sẽ không được can thiệp vào hoạt động làm ăn, mua bán của công ty.

Phân loại trái phiếu như thế nào?

Để phân loại được các dạng trái phiếu, dễ dàng cho việc quản lý, thường người ta phân loại trái phiếu theo chủ thể phát hành, phương thức đảm bảo và điều kiện kèm theo.

Phân loại theo chủ thể phát hành

Trái phiếu Chính phủ là một loại chứng khoán do Chính phủ phát hành nhằm mục đích huy động vốn trung và dài hạn cho chính phủ. Nguồn thu từ trái phiếu có thể được sử dụng để bù đắp thiếu hụt tạm thời cho ngân sách nhà nước. Hoặc dùng để thực hiện dự án công trình quốc gia, tài trợ cho các mục đích khác của Chính phủ theo kế hoạch phân bổ ngân sách từng năm. 


Thông thường, trái phiếu Chính phủ Việt Nam có ba loại: Tín phiếu Kho bạc, Trái phiếu Kho bạc và Công trái xây dựng Tổ quốc. 


Ngoài các trái phiếu do chính phủ phát hành thì còn có những trái phiếu sau:


• Trái phiếu Chính quyền địa phương: Là loại trái phiếu do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phát hành nhằm huy động vốn cho công trình, dự án đầu tư của địa phương.



• Trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh. Đây là loại trái phiếu do doanh nghiệp, tổ chức tài chính, tín dụng, ngân hàng chính sách của Nhà nước thuộc đối tượng được quy định tại Luật quản lý nợ công phát hành và được Chính phủ bảo lãnh thanh toán.



• Trái phiếu doanh nghiệp: Là loại trái phiếu được phát hành bởi các công ty hoặc các định chế tài chính có nhu cầu huy động vốn cho hoạt động kinh doanh.


Phân loại theo phương thức đảm bảo


• Trái phiếu có đảm bảo: Là loại trái phiếu được bảo đảm thanh toán toàn bộ hoặc một phần gốc, lãi khi đến hạn bằng tài sản của doanh nghiệp phát hành hoặc tài sản của bên thứ ba, hoặc bảo lãnh thanh toán của tổ chức tài chính, tín dụng có chức năng cung cấp dịch vụ bảo lãnh thanh toán.



• Trái phiếu không có đảm bảo: Là trái phiếu khi phát hành không có kèm tài sản đảm bảo hoặc sự bảo lãnh của bên thứ ba, mà chủ yếu dựa vào uy tín và thương hiệu của chủ thể phát hành.


Phân loại theo các điều kiện kèm theo


• Trái phiếu chuyển đổi: Là loại trái phiếu do công ty cổ phần phát hành, cho phép người sở hữu trái phiếu có thể chuyển đổi thành cổ phiếu thường của doanh nghiệp phát hành theo những điều kiện đã được xác định trong phương án phát hành trái phiếu.

• Trái phiếu có thể mua lại hay còn gọi là trái phiếu thu hồi: Là loại trái phiếu được phát hành với điều khoản cho phép người phát hành có thể mua lại toàn bộ hay một phần những trái phiếu đã phát hành trước ngày đáo hạn với một mức giá nhất định vào một ngày quy định.


Đặc điểm của những loại trái phiếu này là gì?

Đối với một loại trái phiếu, thường sẽ có những đặc điểm sau đây:


• Thu nhập của trái phiếu là tiền lãi, là khoản thu cố định thường kỳ, và không phụ thuộc vào tình hình kinh doanh của công ty phát hành. Vì thế, mức lợi thức mà người mua trái phiếu sẽ được nhận là cố định.



• Trái phiếu là chứng khoán nợ, vì vậy khi Công ty giải thể hoặc phá sản thì trước hết Công ty phải có nghĩa vụ thanh toán cho những người nắm giữ Trái Phiếu trước, sau đó mới chia cho các Cổ đông.



• Trái phiếu có thể phát hành dưới hình thức chứng chỉ (giấy tờ có giá), bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử. Và thường có giá trị 01 năm.



• Trái phiếu có ba thuộc tính nổi trội của một tài sản tài chính: tính sinh lời, tính rủi ro và tính thanh khoản.


Phân biệt trái phiếu và cổ phiếu

Giống nhau giữa trái phiếu và cổ phiếu

Về cơ bản, trái phiếu và cổ phiếu có những đặc điểm chung giống nhau sau đây:


• Cả hai đều là hình thức chuyển nhượng, cầm cố, thế chấp, thừa kế tài sản.



• Cả hai đều là phương tiện huy động vốn đối với công ty phát hành.



• Đều là công cụ đầu tư hiệu quả đối với nhà đầu tư.



• Người nắm giữ cả hai đều được hưởng chênh lệch giá.


Cổ phiếu và trái phiếu khác nhau ở điểm nào?

Đối với trái phiếu:


• Là chứng chỉ ghi nhận nợ, người sở hữu là chủ nợ. Khi công ty có biến cố, người nắm giữ trái phiếu sẽ được ưu tiên hoàn tiền bao gồm cả tiền gốc và tiền lãi trước.



• Người nắm giữ không có quyền tham gia và hoạt động của công ty.



• Trái phiếu thường có thời hạn nhất định và người năm giữ có thể rút trước kỳ hạn.



• Khi tham gia mua trái phiếu thường sẽ ít rủi ro hơn, rủi ro phụ thuộc vào độ an toàn của Doanh nghiệp.



• Các loại trái phiếu đều do các doanh nghiệp và chính phủ phát hành.



• Các trái phiếu đều có thể chuyển đổi thành cổ phiếu.


Đối với cổ phiếu:


• Thường đây chỉ là chứng chỉ góp vốn, người sở hữu là cổ đông.



• Cổ phiếu thường không có lãi suất, việc lời hay lỗ là do người nắm giữ quyết định bán hay mua.



• Cổ phiếu không có thời hạn, nó gắn liền với sự tồn tại của công ty. Công ty còn hoạt động thì cổ phiếu còn giá trị.



• Cổ phiếu sẽ mang lại độ rủi ro cao hơn so với trái phiếu.



• Không giống như trái phiếu, người nắm giữ cổ phiếu sẽ không được rút vốn trực tiếp.



• Các mẫu cổ phiếu sẽ do các doanh nghiệp cổ phần phát hành và không thể quy đổi thành cổ phiếu khác được.



Trên đây là những điểm giống và khác nhau cơ bản giữa trái phiếu và cổ phiếu doanh nghiệp. Hy vọng rằng ZenOne đã cung cấp cho bạn đầy đủ kiến thức về khái niệm Trái phiếu là gì?


Tuy nhiên, đối với trái phiếu, thường phần lợi tức được chia sẽ không cao. Có nghĩa là nếu bạn đầu tư trái phiếu, lợi nhuận sẽ không hấp dẫn như đầu tư vào ZenOne.


Nếu bạn có thắc mắc gì về ZenOne, hãy liên hệ ngay với chúng tôi nhé!


 











Tags:
Để lại bình luận của bạn
line