ZenOne
burger
ZenOne

Chu kỳ kinh tế là gì? Nguyên nhân của khủng hoảng kinh tế là do đâu?

560 ngày trước
Chu kỳ kinh tế là gì? Nguyên nhân của khủng hoảng kinh tế là do đâu?


Chu kỳ kinh tế là gì? Các giai đoạn kinh tế có những đặc điểm như thế nào? Đầu tư theo chu kỳ kinh tế như thế nào? ZenOne sẽ giới thiệu về 4 giai đoạn của chu kỳ kinh tế trong bài viết này, mời bạn cùng theo dõi nhé!

Chu kỳ kinh tế là gì?

Chu kỳ kinh tế còn được gọi là chu kỳ kinh doanh. Đây là khái niệm dùng để chỉ sự biến động của GDP thực tế. Sự biến động này tạo thành một chu kỳ gồm các giai đoạn như: Suy thoái, khủng hoảng, phục hồi và hưng thịnh.

GDP được viết tắt từ Gross Domestic Product. Có nghĩa là tổng sản phẩm quốc nội được sản xuất trong một khoảng thời gian nhất định. 

chu kỳ kinh tế

Các giai đoạn của chu kỳ kinh tế:

  • Suy thoái kinh tế: Là thuật ngữ kinh tế vĩ mô dùng để chỉ sự suy giảm đáng kể trong hoạt động kinh tế nói chung trong một khu vực nhất định.

  • Khủng hoảng kinh tế: Là trạng thái mất cân bằng tổng thể hoặc mất cân bằng trong từng lĩnh vực nhất định của nền kinh tế. Sự mất cân bằng này dẫn đến rối loạn lớn trong đời sống kinh tế – xã hội. 

chu kỳ kinh tế

  • Phục hồi: Là việc tăng trưởng trở lại của nền kinh tế. Trong đó sản lượng thực tế từ vị trí đáy của chu kỳ tăng trở lại mức sản lượng tiềm năng và tiến tới đỉnh mới của chu kỳ. Giai đoạn này đặc trưng bởi tỷ lệ thất nghiệp giảm, thu nhập tăng, thị trường hàng hóa và dịch vụ sôi động trở lại, tỷ lệ hàng tồn kho giảm để đáp ứng theo nhu cầu tái thiết của thị trường.

  • Hưng thịnh: Đây là giai đoạn đạt đỉnh của chu kỳ kinh tế. Sản lượng thực tế, năng suất, công ăn việc làm, hoạt động tiêu dùng, sản xuất của nền kinh tế đạt đến mức cực đại. Về cơ bản, đây là giai đoạn mà nền kinh tế đã chạm tới mức cao nhất, thị trường đã phát triển hết tiềm năng của nó. 

Suy thoái và khủng hoảng kinh tế

Cách tính chu kỳ của khủng hoảng kinh tế bắt đầu bằng dấu hiệu của sự suy thoái kinh tế. Có nghĩa là nền kinh tế đã chững lại và có dấu hiệu bão hoà sau khi đạt đỉnh tiềm năng của chúng.

Nguyên nhân của chu kỳ suy thoái kinh tế

Nguyên nhân của việc suy thoái được nhiều nhà kinh tế học đưa ra khá là nhiều bao gồm vi mô và vĩ mô. Nhưng, nhìn chung có thể kể một số nguyên nhân chính như sau:

Thay đổi cấu trúc trong ngành kinh tế: Điều này có nghĩa là nền kinh tế phát triển hết tiềm năng vốn có. Việc thay đổi cấu trúc làm bão hoà và chờ đến giai đoạn suy thoái kinh tế. Ngoài ra, một số giả thuyết khác lại cho rằng suy thoái kinh tế là điều tất yếu của việc suy thoái tài chính.

chu kỳ kinh tế

Nguyên nhân của khủng hoảng kinh tế

Nguyên nhân của khủng hoảng kinh tế khá đa dạng như: Chiến tranh, dịch bệnh, thiên tai, và ảnh hưởng của khủng hoảng khác:

  • Khủng hoảng tài chính: Đây là nguyên nhân đầu tiên gây nên tình trạng khủng hoảng kinh tế. Khủng hoảng tài chính gây ra khủng hoảng trong hệ thống ngân hàng, sự sụp đổ của thị trường chứng khoán và các lĩnh vực tài chính khác.

  • Bong bóng kinh tế: Cụm từ này chỉ những hàng hóa tăng một cách vô cùng vô lý và đột biến. Có thể hình dung năm 2007 – 2010 ngành bất động sản Việt Nam đã đối mặt với bong bóng bất động sản. Gây nên tình trạng thị trường ảo và sau đó là thời gian suy thoái.

chu kỳ kinh tế

  • Lạm phát: Là hiện tượng tăng giá liên tục của hàng hóa và dịch vụ theo thời gian khiến sức mua của đồng tiền giảm. Với cùng một đơn vị tiền tệ, người tiêu dùng mua được ít hàng hóa hơn so với trước.

  • Giảm phát: Ngược lại với lạm phát, đây chính là hiện tượng mức giá chung của sản phẩm và tài sản trên thị trường liên tục giảm.

  • Giảm chi tiêu cá nhân và hộ gia đình: Khi người tiêu dùng lo lắng về nền kinh tế thị trường sẽ giảm chi tiêu, cắt giảm những khoản không cần thiết.

Chu kỳ suy thoái kinh tế thế giới năm 2022

Có thể nói năm nay, 2022 nền kinh tế đang bước vào những nấc thang đầu tiên của một chu kỳ kinh tế suy thoái. Cụ thể, nền kinh tế đang chậm phát triển sau đại dịch toàn cầu Covid-19. Với tình hình lạm phát tăng cao và việc các tổ chức tín dụng tăng lãi suất liên tục.

chu kỳ kinh tế

Bên cạnh đó, châu Âu và các nước đồng minh đang phải đối mặt với việc khủng hoảng năng lượng, khí đốt. Điều này một phần do chiến tranh từ Nga và Ukraine, bên cạnh đó, việc bùng nổ các nền kinh tế số dẫn đến nền kinh tế truyền thống bị chững lại.

Nước ta cũng là quốc gia chịu ảnh hưởng, chu kỳ kinh tế Việt Nam hiện nay cũng đang đối mặt với tình trạng suy thoái nhẹ. Bằng chứng là việc ngân hàng nhà nước huy động vốn với lãi suất tăng cao. Sự mất giá của đồng tiền và tình trạng hạn chế tiêu dùng trong nước tương tự như các nước khu vực.

Hậu quả của khủng hoảng kinh tế

Nếu tình trạng suy thoái kinh tế không được kiểm soát. Sẽ gây khủng hoảng kinh tế với những tác động nặng nề như:

  • Tình trạng bất ổn trong và ngoài nước: Đây chính là một vòng xoáy mà không lối thoát. Khi người dân và các doanh nghiệp bị ảnh hưởng với các khoản thanh toán, thu hồi nợ, chi trả lãi vay trở nên khó khăn. Dẫn đến việc các công ty, doanh nghiệp cắt giảm ngân sách, sa thải nhân viên. Gây tình trạng mất việc làm, nghèo đói, lạm phát tăng cao, kéo theo nhiều bất ổn xã hội.

hậu quả của khủng hoảng kinh tế

  • Khủng hoảng kinh tế thế giới: Khủng hoảng trong 1 quốc gia sẽ ảnh hưởng đến khu vực. Và việc khủng hoảng khu vực sẽ kéo theo khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Chính bởi sự phụ thuộc và liên đới trong hợp tác kinh tế giữa các quốc gia. Đặc biệt những quốc gia có ảnh hưởng hàng đầu như: Mỹ, châu âu, nga, trung quốc. 

  • Tình trạng khủng hoảng nhân đạo: Điều này thể hiện rõ nhất qua việc trẻ em bị bạo hành, nghèo đói, không được học hành và việc di cư ồ ạt sang các nước phát triển hơn.

Đầu tư theo chu kỳ kinh tế

Xác định chu kỳ kinh tế việt nam vẫn còn sự tranh cãi về thời gian giữa biến động xảy ra. Tuy nhiên, có thể thấy việc xác định chu kỳ kinh tế việt nam hiện nay là 10 năm 1 lần. Đợt khủng hoảng gần nhất là năm 2008 với sự bùng nổ của bong bóng bất động sản. Đến thời điểm hiện tại, chu kỳ kinh tế ở nước ta đang bước vào những nốt trầm đầu tiên của suy thoái.

Những cách đầu tư theo chu kỳ kinh tế an toàn, hiệu quả

Chu kỳ 10 năm khủng hoảng kinh tế sẽ bắt đầu bằng các cuộc khủng hoảng tài chính và tiền tệ. Mặc dù sự khủng hoảng kinh tế là nỗi ám ảnh với toàn xã hội, tuy nhiên có rất nhiều người đã thành tỷ phú bởi sự đầu tư khôn ngoan.

Một số cách đầu tư dưới đây sẽ giúp nhà đầu tư bảo đảm được tài sản vốn có và tăng lợi nhuận trong từng chu kỳ kinh tế.

  • Đầu tư vàng: Có thể nói, dù cho bao nhiêu biến động trong lịch sử thì vàng luôn là tài sản có tính thanh khoản cao và an toàn nhất.

vàng

  • Đầu tư bất động sản: Việc đầu tư bất động sản luôn là kênh đầu tư an toàn và khôn ngoan nhất. Tuy nhiên, các nhà đầu tư nên sáng suốt chọn cho mình loại hình bất động sản phù hợp với từng giai đoạn thị trường, hoặc có thể đầu tư an toàn với ZenOne.

  • Tham gia bảo hiểm nhân thọ và đầu tư tài chính: Bảo hiểm nhân thọ luôn được ưu tiên trong giai đoạn khủng hoảng tài chính.

  • Mua cổ phiếu an toàn: Đầu tư cổ phiếu giúp nhà đầu tư giảm sự trượt giá của đồng tiền và có lợi tức hàng tháng. 

Lời kết

Bài viết trên đã giải thích về chu kỳ kinh tế và đặc trưng của suy thoái và khủng hoảng kinh tế. Bên cạnh đó, còn có những cách đầu tư phù hợp với từng giai đoạn khác nhau, mọi quyết định là tùy ở bạn.


Tags: Chu kì kinh tế
Để lại bình luận của bạn
line