5 cách quản lý tài chính cá nhân hiệu quả nhất
Quản lý tài chính cá nhân là việc làm không thể thiếu và là con đường ngắn nhất đến với tự do tài chính. Nếu không quản lý tốt những gì bạn đang có thì nó có thể biến mất bất cứ lúc nào, tiền cũng vậy. Áp dụng triệt để 5 cách quản lý tài chính cá nhân hiệu quả sẽ giúp bạn tập trung tối đa vào những thứ mình muốn.
Kiểm soát hành vi tiêu tiền
Học cách chi tiêu tốt hơn nhờ vào việc kiểm soát hành vi tiêu tiền của bạn bằng cách chi ít hơn so với số tiền bạn kiếm được.
Hãy viết ra những khoản chi tiêu cố định trong tháng và cắt giảm những khoản chi không đáng có. Khi đi mua sắm, luôn liệt kê danh sách những thứ cần mua trước, việc làm này giúp việc quản lý tài chính cá nhân của bạn tốt hơn. Bạn chỉ có thể mua sắm trong phạm vi những món đồ mà mình đã lên kế hoạch, tránh việc phung phí tiền vào những thứ không cần thiết.
Kiểm soát hành vi tiêu tiền giúp bạn không phung phí vào những thứ không cần thiết
Hạn chế sử dụng thẻ tín dụng cho phép bạn vay trước một khoản để chi tiêu. Bạn sẽ bị những cảm xúc vui mừng lúc đó che mờ và không kiểm soát được mình đã tốn nhiều khoản tiền không đáng vào những thứ không cần thiết đâu. Tài chính của bạn cũng sẽ giảm đáng kể nếu việc này cứ tiếp diễn. Chỉ sử dụng thẻ tín dụng khi thực sự cần thiết.
Sử dụng công cụ nhắc nhở chi tiêu
Cách quản lý tài chính cá nhân hiệu quả tiếp theo là sử dụng các công cụ quản lý chi tiêu sẽ hỗ trợ bạn đạt được mục tiêu tài chính nhanh hơn. Khi biết rõ những nguồn chi tiêu của mình đi về đâu bạn có thể kiểm soát tốt hơn dòng tiền của mình.
Các công cụ theo dõi quản lý tài chính tốt nhất như:
1. Money Lover
Đây là một ứng dụng thông minh giúp bạn quản lý và phân loại các khoản thu nhập, chi tiêu hợp lý. Ứng dụng rất dễ sử dụng và có mặt trên tất cả nền tảng.
2. Sổ thu chi Misa
Sổ thu chi Misa là ứng dụng giúp người dùng quản lý và kiểm soát các hoạt động chi tiêu. Ứng dụng rất dễ sử dụng, thân thiện và dành cho cả những người không rành về công nghệ và tài chính cũng có thể sử dụng được tốt.
3. Pocket Guard
Cái tên Pocket Guard được xem là ứng dụng tài chính thông minh trong việc giám sát các hoạt động của dòng tiền, giúp người dùng chi tiêu tốt hơn và thực hiện được tốt các mục tiêu tài chính cá nhân. Tính năng an toàn, lưu trữ thông minh, so sánh các khoản chi tiêu và dễ dàng theo dõi.
Lập kế hoạch tài chính rõ ràng
Bước tiếp theo, hãy lập kế hoạch cách quản lý tài chính cá nhân. Bắt tay ngay vào việc viết mục tiêu và thiết lập mọi thứ, các bước thực hiện theo ngày, tuần, tháng.
Bạn cũng có thể phân chia chi tiêu của mình thành nhiều nhóm khác nhau để quản lý dễ dàng hơn: nhóm chi tiêu thiết yếu, nhóm tiết kiệm, nhóm chi tiêu cho giáo dục, nhóm tiền đầu tư, nhóm tiền phát sinh trong tháng.
Để lập ngân sách phù hợp, hãy theo dõi các khoản thu, chi của giai đoạn trước để cân đối trong giai đoạn tiếp theo.
Áp dụng quy tắc 50/20/30
Không phải ngẫu nhiên mà quy tắc 50/20/30 được xem là quy tắc vàng được thực hiện nhiều nhất. Tiếp theo của việc quản lý và thiết lập ngân sách thì bạn cần xem hạn mức nên chi cho những khoản cần thiết và cân đối số tiền của mình đã đi về đâu. Quy tắc 50/20/30 là hướng phân chia tỷ lệ để bạn có được cho mình kế hoạch quản lý tài chính phù hợp hơn.
50% Thu nhập dành cho nhu cầu thiết yếu
Chỉ nên dành ra tối đa 50% thu nhập cho những chi phí thiết yếu trong cuộc sống của bạn. Chi phí này là những khoản mà bạn chắc chắn sẽ cần bỏ ra. Còn gọi là chi phí cố định thông thường bao gồm: tiền ăn, ở, hóa đơn điện nước, chi phí đi lại.
Hãy cố gắng không làm vượt con số 50% này. Nếu thực sự cần thiết hãy thử giảm các tiền hóa đơn, chi phí đi lại. Còn nếu không được nữa, thì buộc bạn phải giảm mỗi mục tiếp theo 5% (đã được các chuyên gia đưa ra lời khuyên). Lưu ý là chỉ nên giảm phần chi tiêu cá nhân, không nên giảm các mục tiêu tài chính.
20% thu nhập của bạn dành cho mục tiêu tài chính
Tùy mỗi người mà mục tiêu tài chính sẽ khác nhau nhưng hãy để dành khoản này cho mục tiêu tiết kiệm, quỹ dự phòng và trả nợ nếu có. Để ra được quỹ này bạn có thể thoải mái hơn mà không cần phải nghĩ quá nhiều về vấn đề tài chính về sau.
30% thu nhập của bạn dành cho chi tiêu cá nhân
Chuyên gia tài chính cho biết, đây được xem là danh mục hoàn toàn linh hoạt. Bạn nên chi tiêu một cách có chủ đích cho mục này, tránh lãng phí quá nhiều vào những thứ không cần thiết. Những chi phí này bao gồm: giải trí, du lịch, mua sắm, xăng xe,… 30% là tỷ lệ tối đa bạn nên dành cho cuộc sống cá nhân. Chi phí trong mục này càng ít bạn càng sớm đạt được mục tiêu tự do tài chính.
Tích lũy và đầu tư thông minh
Đầu tư thông minh giúp bạn đến gần hơn với tự do tài chính cá nhân. Một trong những cách quản lý tài chính cá nhân tốt nhất đó là dùng số tiền tích lũy và đầu tư một cách đúng đắn. Việc lựa chọn được những phương thức đầu tư thông minh và an toàn sẽ giúp tiền của bạn sinh sôi nhanh chóng và có được cuộc sống chất lượng và hạnh phúc hơn. Hãy dành thời gian tìm hiểu và chọn cho mình kênh đầu tư tốt nhất. Không bao giờ là quá muộn để bắt đầu sắp xếp lại việc quản lý tài chính cá nhân.